Thành phố của những cây cầu – Đà Nẵng
Đà Nẵng được mệnh danh thành phố của những cây cầu, không phải ngẫu nhiên mà danh từ này được gán dép mỹ miều cho Đà Nẵng, quả thật là đúng vậy với chủ trương của thành phố khi muốn xây dựng một công trình nào cũng mang một đặc điểm nổi bậc riêng, Những cây cầu Đà Nẵng cũng thế không chỉ khoát trên mình một hình hài riêng vô cùng đặc sắc mà còn mang trong mình một bí mật về kiến trúc xây dựng ít ai có thể biết rỏ về nó, chính vì thế các cây cầu Đà Nẵng đã tốn không ít bút mực của báo chí quốc tế ca ngợi những cây cầu này.
Đà Nẵng có tổng cộng đến 9 cây cầu, rất hiếm khi du khách có điều kiện khám phát hết được cho một lộ trình thăm quan du lịch của mình. Đối với tour du thuyền Đà Nẵng du ngoạn Sông Hàn hằng đêm thì du khách mới chỉ ngắm được 5 cây cầu Đà Nẵng, vì thế chúng tôi chia sẽ bài viết chi tiết này giới thiệu về những cây cầu Đà Nẵng để quý du khách có thể nắm rỏ thông tin.
1. CẦU RỒNG ĐÀ NẴNG
Cầu Rồng được khởi công xây dựng ngày 19/7/2009, sau gần 4 năm thi công cầu Rồng được khánh thành đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu Rồng có chiều dài 666,5 mét, nặng gần 9.000 tấn, 6 làn xe, 5 nhịp, hai làn đường dành cho người đi bộ với tổng vốn đầu tư 1.739 tỷ đồng. Cầu Rồng bắc qua Sông Hàn tại vị trí rất đắc địa, nối sân bay Đà Nẵng với bãi biển tuyệt đẹp.
Và một điểm ấn tượng, độc đáo, tạo sức hút của cầu Rồng đó chính là màn phun nước. Thời gian phun lửa là 21 giờ tối, sau đó sẽ là màn phun nước; trong đó số lần phun lửa là 9 lần, mỗi lần kéo dài 2 phút, còn phun nước thì chỉ có 3 lần nhưng lại có thời gian kéo dài hơn là 3 phút/lần. Để có thể thực hiện được việc này, cầu Rồng đã được xây dựng theo trình độ, sự hiểu biết của các kỹ sư xây dựng tài năng.
Cầu Rồng lọt tóp 20 cây cầu đẹp nhất thế giới
2. CẦU QUAY SÔNG HÀN
Cầu quay sông Hàn Đà Nẵng bắt đầu được thi công xây dựng vào năm 1998 và chính thức khánh thành, đi vào hoạt động năm 2000. Một cây cầu đầy ý nghĩa với người dân nơi đây bởi nó được thiết kế & xây dưng bằng kỷ sư Việt Nam, đặc biệt kinh phí xây dựng bằng chính sự đóng góp của người dân Đà Nẵng.
Cầu có chiều dài 487,7m và rộng 12,9m, gồm 11 nhịp. Điểm nổi bậc là cây cầu có thể xoay 90 độ nên nó còn có tên gọi khác là cầu quay sông Hàn. Phần giữa cầu có thể tách làm đôi và quay 90 độ quanh trục nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông để mở ra một con đường mới cho tàu lớn đi qua.
3. Cầu vàng Đà Nẵng (Cầu Cổng trời)
Cầu vàng Đà Nẵng được thiết kế vô cùng độc đáo và mới lạ được nâng đỡ trên đôi bàn tay ‘khổng lồ’ là công trình ở vườn Thiên Thai, thuộc khu du lịch Bà Nà Hills, TP Đà Nẵng. cây câu được xây dựng tại độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển, tổng chiều dài vào khoảng 150 mét, với 8 nhịp cầu, nhịp lớn nhất là 21.2 mét. Mặt cầu được làm bằng gỗ kiềng rộng 3 mét, dày 5 cm, dọc hai bên lối đi được trồng rất nhiều hoa Nữ hoàng Xanh, bên trên là phần lan can được làm bằng inox mạ vàng.
Mới gần đây ngày 23/8/2019 Cầu Vàng nhận giải thưởng đặc biệt cho công trình xuất sắc nhất, trong lễ trao giải thưởng Property Guru Vietnam Property Awards 2019 – một phần của Giải thưởng Bất động sản châu Á- PropertyGuru Asia Property Awards. Mới xuất hiện trên một trang Instagram nghệ thuật nổi tiếng thế giới với 7,1 triệu follower và nhận được vô vàn lời khen. Đây là minh chứng cho nét độc lạ, ý tưởng không đụng hàng một công trình nào khác.
4. Cầu tình yêu Đà Nẵng
“Cầu tàu tình yêu” nằm một góc nổi bật trên đường Trần Hưng Đạo (Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) là một công trình nằm trong dự án “Bến du thuyền Đà Nẵng và Câu lạc bộ thể thao dưới nước” ở Đà Nẵng. Được khánh thành và đưa vào sử dụng vào tháng 5 năm 2015 và nhanh chóng trở thành điểm hẹn hò mới của giới trẻ và khách du lịch thập phương bởi vẽ đẹp lãng mạng bên cạnh nó là Tượng Cá Chép Hóa Rồng & Du thuyền hạnh Phúc.
Cầu Tình yêu lấy ý tưởng từ những cây cầu nổi tiếng trên thế giới như: Pont des Arts (Pháp), Hohenzollern (Đức), Tretriakovsky (Nga) hay Milvio (Ý). Khác nhau về thiết kế nhưng giữa những cây cầu này có chung một ý nghĩa, đó là những cặp đôi yêu nhau sẽ tìm tới đây treo chiếc ổ khóa có khắc tên 2 người thì tình yêu của họ sẽ mãi mãi bền chặt, thủy chung, không gì có thể tách rời.
5. Cầu Trần Thị Lý
Cầu Trần Thị Lý vốn là cầu đường sắt, thời Pháp thuộc cầu được gọi là De Lattre de Tassigny, sau đó đổi tên thành cầu Trịnh Minh Thế. Sau năm 1975, cầu được đặt tên là cầu Trần Thị Lý, và được nâng cấp thành cầu đường bộ. Đến tháng 4/2009 cầu Trần Thị Lý được khởi công xây dựng lại với tổng mức đầu tư sau các lần điều chỉnh là 1.709 tỷ đồng cùng những công nghệ thi công kỷ lục.
Điểm nổi bậc của Cầu Trần Thị Lý được thiết kế độc đáo với tạo hình và định vị cho trụ tháp chính cao 145 mét nghiêng 12 độ về phía Tây gồm 3 mặt dây phẳng. Trong đó, mặt phẳng dây phía Đông được neo từ thân trụ xuống dầm cầu giữa, mặt phẳng dây phía Tây được bố trí xoắn và rẽ ra hai nhánh tạo hình thành một cánh buồm căng gió hướng ra biển Đông, vẻ đẹp kiều diễm này sẽ đẹp hơn khi bạn chiêm ngưỡng trên Du thuyền Đà Nẵng.
6. Cầu Nguyễn Văn Trỗi
Cầu Nguyễn Văn Trỗi được ví như một chứng nhân lịch sử giữa sông Hàn, được Hãng thầu RMK của Mỹ xây dựng những năm 1960, gồm 14 nhịp giàn thép Poni có tổng chiều dài 513,8m, khổ cầu 10,5m, phần xe chạy 8,5m, không có lề dành cho người đi bộ. Đây là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn, được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.
Về kiến trúc, cây cầu này được thiết kế với 14 nhịp giàn thép Poni với độ dài hơn 500 mét, khổ cầu 10,5 mét, diện tích dành cho xe chạy rộng khoảng 8,5m, hai bên không có lề dành cho người đi bộ. Cầu Nguyễn Văn Trỗi ở Đà Nẵng đã trải qua hai lần trùng tu năm 1978 và 1996. Đến nay, cây cầu này được xem là một kỷ vật của thành phố, và nó đã và đang góp phần phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.
7. Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng từ năm 2003 và mất gần 6 năm xây dựng mới hoàn thành. Cầu có chiều dài gần 2km và có vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Đây là một trong những cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Cầu có chiều rộng gần 20m, có 4 làn xe ô tô với hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại.
Nhìn từ mọi góc độ, cầu Thuận Phước đều mang một dáng vẻ hiện đại, lộng lẫy và đầy quyến rũ. Cây cầu nằm ở vị trí đặc biệt, nơi con sông Hàn đổ ra biển tại cửa vịnh Đà Nẵng, nối liền hai tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành và Võ Nguyên Giáp, tạo thành hệ thống tuyến giao thông liên hoàn ven biển từ hầm Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà, qua cầu Mân Quang và nối liền với tuyến du lịch Sơn Trà – Hội An.
Link tour tham khảo: Tour Đà Nẵng 3N2Đ